| Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019 | Tin tức Cà Mau | Tin | | Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019 | /PublishingImages/2019-11/Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019_1_Key_24112019163821.jpeg | Ngày 18/11, tại TP HCM, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức buổi họp báo giới thiệu về "Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019".
| 11/19/2019 3:00 PM | No | Đã ban hành | | 
Họp báo giới thiệu về "Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019". Theo Ban tổ chức, sự kiện diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 10 đến 15/12, với các hoạt động trọng tâm của "Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019" gồm: Hội chợ Thương mại và Du lịch Cà Mau - 2019; Liên hoan ẩm thực; Khánh thành các công trình tại Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, gồm: Khánh thành Tượng Mẹ, Đền thờ Lạc Long Quân và Khánh thành công trình Cột cờ Mũi Cà Mau (do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hà Nội tặng); Khai mạc "Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019", vào lúc 20h ngày 10/12 tại Khu du lịch Đất Mũi theo hình thức sân khấu hóa, được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau; Liên hoan giao lưu nghệ thuật của các Đoàn nghệ thuật của nhiều địa phương trong cả nước; Hội thi sân khấu cải lương không chuyên "Hương sắc Cửu Long" lần thứ I - 2019; quy mô cấp khu vực đồng bằng song Cửu Long… Bên cạnh đó còn diễn Tọa đàm kết nối du lịch, nhằm trao đổi kinh nghiệm, giải pháp kết nối tour, tuyến, liên kết phát triển du lịch diễn Cà Mau với các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, TP HCM, Hà Nội và các Hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động du lịch của Thái Lan, Lào, Campuchia. Quốc Định Nguồn http://daidoanket.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/xoz5aglk.wav | | Cà Mau cần quan tâm làm tốt công tác chính sách tôn giáo dân tộc | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau cần quan tâm làm tốt công tác chính sách tôn giáo dân tộc | /PublishingImages/2019-11/Cà Mau cần quan tâm làm tốt công tác chính sách tôn giáo dân tộc_1_Key_24112019161725.jpeg | Ngày 18/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ III năm 2019, với chủ đề ''Đồng bào các dân tộc tỉnh Cà Mau đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển''.
| 11/19/2019 8:00 AM | No | Đã ban hành | | Dự Đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành trung ương; đại diện lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh và hơn 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 53.000 đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đến dự Đại hội.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Đại hội đã thống nhất cử 5 đại biểu chính thức đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020. Biểu dương những kết quả to lớn, toàn diện mà Đảng bộ, chính quyền và các dân tộc tỉnh Cà Mau đã đạt được thời gian qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Thời gian tới, tỉnh Cà Mau tiếp tục phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo để thực hiện, hoàn thành Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Tỉnh cần quan tâm làm tốt công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, phát huy tốt vai trò gương mẫu của các đảng viên, người có uy tín là dân tộc thiểu số trong cộng đồng trong tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc dân tộc. Đồng bào dân tộc thiểu số cần tăng gia sản xuất, làm giàu chính đáng thông qua các mô hình sản xuất, nuôi trồng có hiệu quả. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị tỉnh Cà Mau cần đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế-xã hội, kết cấu hạ tầng nông thôn; đảm bảo công tác an sinh an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, an ninh-quốc phòng; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, giáo dục, y tế, đào tạo việc làm... Cùng với đó, tỉnh cần triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh các giải pháp phát triển sản xuất, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển ổn định và bền vững...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ảnh: Kim Há/TTXVN Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được tái lập ngày 01/01/1997. Tỉnh có vị trí địa lý chiến lược khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển và nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Tỉnh Cà Mau hiện có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn; trong đó, có 13 dân tộc thiểu số với khoảng 53.272 người, 11.448 hộ. Đồng bào dân tộc thiểu số đông nhất là dân tộc Khmer với 9.671 hộ, khoảng 44.989 người; tiếp đến là dân tộc Hoa, Mường, Tày, Thái, Nùng, Chăm, Gia Rai, Ê đê, Si La, Cơ Ho, Xtiêng, Chu ru. Nhờ quan tâm chú trọng đến công tác dân tộc, thực hiện hiệu quả các chính sách về dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc nên tình hình kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Cà Mau đã có bước đột phá quan trọng. Đồng bào dân tộc thiểu số luôn phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống; quyết tâm cùng với chính quyền các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; đặc biệt tỉnh đã hoàn thành vượt chỉ tiêu giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm từ 3-4% (chỉ tiêu Đại hội lần thứ II đề ra là từ 2-3%). Vùng đồng bào dân tộc thiểu số có 100% trục đường liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và 50% đường trục ấp, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; 95% hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng điện thường xuyên, an toàn; 85% hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia. Lao động trong độ tuổi là người dân tộc thiểu số được qua đào tạo đạt trên 50%; trong đó 30% được đào tạo nghề, 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 50% lao động xã hội. Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả được điển hình và nhân rộng. Trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện rõ nét, nhiều gia đình có con em học đại học và trên đại học... đã có nhiều đóng góp cho xã hội và địa phương. Tin, ảnh: Kim Há (TTXVN) Nguồn https://baotintuc.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/1zchcuvt.wav | | Nhà yến ở Cà Mau sẽ phải di dời ra khỏi nội ô, khu dân cư? | Tin tức Cà Mau | Tin | | Nhà yến ở Cà Mau sẽ phải di dời ra khỏi nội ô, khu dân cư? | /PublishingImages/2019-11/Nhà yến ở Cà Mau sẽ phải di dời ra khỏi nội ô, khu dân cư_1_Key_24112019154413.jpeg | Theo dự kiến, khu vực không được phép chăn nuôi chim yến bao gồm các thị trấn thuộc các huyện, các phường thuộc TP Cà Mau và khu dân cư.
| 11/18/2019 2:00 PM | No | Đã ban hành | | 
Hiện nay, có nhiều nhà yến mọc lên tự phát làm phát sinh tiếng ồn, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh có nguy cơ phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, những năm qua, ngành chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất như: chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại tập trung, công nghiệp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến được phổ biến và áp dụng rộng rãi,... công tác vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng được cải thiện. Thế nhưng, tình hình chăn nuôi nông hộ chiếm vai trò chủ đạo trong sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Trong đó, việc chăn nuôi khu vực nội thành, nội thị và khu dân cư rất phổ biến. Chính hoạt động này đã làm phát sinh tiếng ồn, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh có nguy cơ phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe, tinh thần của người dân sống xung quanh các hộ chăn nuôi gia cầm, nuôi chim yến. Thực tế, trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 130 nhà nuôi chim yến nằm trong các khu đô thị, khu đông dân cư, tập trung ở các huyện: Năm Căn, Trần Văn Thời và TP Cà Mau. Nếu Nghị quyết được thông qua, các cơ sở chăn nuôi chim yến thực hiện di dời trong khoảng thời gian 2 năm đầu sẽ được hỗ trợ 100% chi phí; di dời trong 2 năm tiếp theo sẽ được hỗ trợ 70% chi phí; di dời trong khoảng thời gian 2 năm sau cùng sẽ được hỗ trợ 50% chi phí. Tổng mức hỗ trợ không vượt quá 50 triệu đồng/cơ sở và chi một lần khi di dời xong cơ sở chăn nuôi. Theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 80 của Luật Chăn nuôi quy định: UBND cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm trình HĐND tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi." Ngoài ra, theo khoản 1, Điều 12 của Luật Chăn nuôi cũng quy định: Cấm chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường. Luật quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành (vào ngày 1/1/2020) phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp. Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, UBND tỉnh Cà Mau đang xây dựng và hướng tới trình Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa IX, ban hành Nghị quyết (có 5 Điều) "Quy định khu vực không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau". Dự kiến, khu vực không được phép chăn nuôi chim yến bao gồm các thị trấn thuộc các huyện, các phường thuộc TP Cà Mau và khu dân cư được cấp thẩm quyền phê duyệt thuộc các xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Gia Minh Nguồn https://www.baogiaothong.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/armfdhly.wav | | Cà Mau: Tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng vào biên chế | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau: Tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng vào biên chế | /PublishingImages/2019-11/Cà Mau Tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng vào biên chế_1_Key_24112019152001.jpeg | Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ 2015 trở về trước.
| 11/18/2019 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Theo công văn này, bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, tổng hợp danh sách giáo viên đã có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước và căn cứ chỉ tiêu số lượng người làm việc là giáo viên (biên chế giáo viên) chưa sử dụng để quyết định việc tuyển dụng đặc cách. Đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là giáo viên đang làm hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập; đã có thời gian ký hợp đồng lao động, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định trước ngày 31/12/2015. Các giáo viên này phải trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Sau khi thực hiện tuyển dụng đặc cách, nếu vẫn còn chỉ tiêu biên chế giáo viên thì thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển công khai theo quy định của luật Viên chức và Văn bản hướng dẫn thi hành.

Một lớp học trên địa bàn tỉnh Cà Mau. (Ảnh minh họa). Đối với các địa phương đã tuyển dụng đặc cách và thực hiện tuyển dụng theo quy định của pháp luật về viên chức đủ số chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao mà vẫn còn giáo viên hợp đồng thì chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Thực hiện chỉ đạo của bộ Nội Vụ, UBND tỉnh Cà Mau đã giao cho các ngành chức năng và các địa phương rà soát, báo cáo. Tuy nhiên, theo văn bản của bộ Nội vụ thì việc tuyển dụng đặc cách được thực hiện với những giáo viên hợp đồng "đang làm". Trong khi đó, sở GD&ĐT Cà Mau đã thực hiện chấm dứt hợp đồng với giáo viên không đậu kỳ thi tuyển viên chức (được tổ chức vào khoảng giữa năm 2019 - PV). Còn tại huyện Thới Bình, huyện U Minh, ngay sau khi thực hiện chủ trương sắp xếp trường lớp, giáo viên vào năm 2018, đã có hàng chục giáo viên hợp đồng bị cắt hợp đồng. Tất nhiên, trong số các giáo viên bị cắt hợp đồng tại các địa phương này sẽ có những người thi đậu kỳ thi tuyển viên chức vừa qua. Nhưng cũng còn đó rất nhiều giáo viên đã dạy lâu năm không thi đậu. Được biết, sau khi thực hiện thi tuyển, biên chế trong ngành giáo dục của tỉnh Cà Mau vẫn còn thiếu. Vậy trong chỉ tiêu biên chế "ít ỏi" còn lại, họ có được tuyển dụng đặc cách hay không? Hiện nay, rất nhiều giáo viên đang băn khoăn vấn đề này!. Việt Tâm Nguồn https://www.nguoiduatin.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/hun5k0ci.wav | | Ngỡ ngàng Mũi Cà Mau | Tin tức Cà Mau | Tin | | Ngỡ ngàng Mũi Cà Mau | /PublishingImages/2019-11/Ngỡ ngàng Mũi Cà Mau_1_Key_17112019160618.jpeg | Cà Mau vốn đã rất xa nhưng Đất Mũi - mảnh đất tận cùng trên dải đất hình chữ S thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau - càng diệu vợi. Thế nhưng, đó là chuyện của nhiều năm về trước, bây giờ Đất Mũi đã rất gần
| 11/13/2019 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Từ lâu, đối với người địa phương, Đất Mũi là một địa điểm "đi riết thành ngán", bởi đoàn khách nào, bạn bè nào về Cà Mau cũng muốn đi Đất Mũi. Một điều nữa là mỗi bận đi về, khách cứ băn khoăn có trở lại hay không. Bây giờ mọi chuyện đã khác. Nhiều điểm dừng chân hấp dẫn Đất Mũi nay đã có nhiều điều đáng lưu luyến, kể từ khi đoạn cuối của đường Hồ Chí Minh về Đất Mũi thông xe. Trên đường về Đất Mũi đã hình thành nhiều trạm dừng chân, điểm du lịch sinh thái, thu hút rất nhiều du khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực. Những trạm dừng chân do người dân lập, phục vụ du khách rất nhiệt tình và chu đáo.

Trải nghiệm câu cá thòi lòi tại một điểm homestay ở Đất Mũi Cách trung tâm TP Cà Mau khoảng 8 km về hướng huyện Cái Nước, nằm ven Quốc lộ 1 là Khu Du lịch sinh thái Quốc Tế rộng 20 ha. Nơi đây hội tụ nét đặc trưng của vùng đất phương Nam: Một Cà Mau sông nước mênh mông, làng Bác Ba Phi chân chất mộc mạc, di sản văn hóa phi vật thể đờn ca tài tử, làng ẩm thực Nam Bộ, hồ bơi... và rất nhiều làng nghề truyền thống độc đáo của vùng Đất Mũi. Muốn tận hưởng bữa ăn đậm chất sông nước, du khách có thể chọn thuê cần câu, chèo thuyền ba lá rồi thưởng thức đờn ca tài tử, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, yên bình. Cách Khu Du lịch sinh thái Quốc Tế khoảng 20 km là ấp Đông Hưng (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) - xứ sở của sản phẩm mang thương hiệu tập thể nổi tiếng của Cà Mau: dưa bồn bồn và các loại mắm cá đồng, cá biển, tôm, ruốc... luôn xếp đầu trong danh sách những món ngon miền Đất Mũi. Rời Cái Nước đến địa phận huyện Năm Căn là vùng đất của cua biển nổi tiếng cả nước. Điểm cuối cùng trong chuyến hành trình Đất Mũi là trạm dừng chân du lịch Rạch Gốc - Tư Tỵ nằm cách thị trấn Năm Căn 13 km, cách Đất Mũi 45 km (nằm trên đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn - Đất Mũi), là một trong những điểm được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết đến. Nơi đây có tour khám phá rừng đước bằng xuồng, du khách được tận mắt chứng kiến một cây đước 9 thân, trên 50 năm tuổi. Người dân đã biết làm du lịch Hành trình thú vị nhất khi về Đất Mũi là trải nghiệm ở các khu homestay của người dân địa phương. Ấp Cồn Mũi là nơi rừng tiếp biển, thuộc khu vực ven bãi bồi rộng lớn, với hệ sinh thái vô cùng phong phú. Cảnh quan môi trường nơi đây trong lành, thích hợp phát triển du lịch sinh thái. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, mô hình du lịch homestay ở Khu ramsar Mũi Cà Mau được phát triển dựa trên nguyên tắc về sự liên kết giữa khả năng khai thác tài nguyên hợp lý, bền vững và trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên của cộng đồng địa phương. Các homestay được thiết kế theo kiểu nhà sàn, lợp lá rất mát mẻ, cách cột mốc quốc gia vài cây số đường bộ xuyên rừng. Đến với các điểm homestay du lịch sinh thái cộng đồng Đất Mũi, du khách được thả mình vào không gian yên bình, hòa vào thiên nhiên, tham quan bãi bồi, rừng đước, rừng mắm bạt ngàn; cùng trải nghiệm đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân bản địa: đờn ca tài tử, soi ba khía, đặt lờ cua, xổ vuông; trải nghiệm lái canô, vỏ lãi len lỏi qua những cánh rừng... Ẩm thực tại các điểm homestay cũng vô cùng phong phú, du khách có thể tự chọn thưởng thức các món hải sản tươi sống: tôm sú, tôm tít, hàu, cua, ốc len, cá thòi lòi, cá bống mú... chắc chắn sẽ tạo cho du khách một cuộc trải nghiệm tuyệt vời nơi miền cực Nam Tổ quốc. Lớp trẻ nhìn về tương lai Ông Trần Thanh Tùng, Trưởng ấp Xóm Mũi, trông cũng lam lũ như các ngư dân khác nhưng có tầm nhìn khá sâu xa: "Sự phát triển, hội nhập nào cũng phải có đánh đổi. Một vài nét văn hóa đặc trưng của Đất Mũi có thể mất đi vì không còn phù hợp nhưng quan trọng nhất là tương lai của thế hệ mai sau. Đã bao đời nay rồi, trẻ con nơi đây khi mở mắt chào đời đã nhìn về phía biển. Cha mẹ cũng dạy con kỹ năng kiếm sống ngoài biển và lớn lên lại ra biển mưu sinh. Còn từ đây về sau, các cháu sẽ phải nhìn về chỗ khác, nhìn về con đường mới nối dài lên các phố thị như hướng về tương lai của mình. Rồi các cháu sẽ phải học hành để thực hiện giấc mơ ấy". Một vài người hàng xóm gật gù tán thưởng lời trưởng ấp, cùng nâng ly trà trong căn nhà sàn giữa mênh mông lộng gió. Có lẽ đây cũng là lần cuối tôi cùng họ được tận hưởng những luồng gió biển miên man thổi vào các căn nhà không cửa "huyền thoại" còn lại duy nhất ở Đất Mũi. Có chút tiếc nuối nhưng cũng không sao, vì đang có luồng gió mới thổi qua đây... Bài và ảnh: DUY NHÂN Nguồn https://nld.com.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/qtuxv3sk.wav | | Cà Mau gọi đầu tư vào dự án mở rộng khu dân cư 1.278 tỷ đồng | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau gọi đầu tư vào dự án mở rộng khu dân cư 1.278 tỷ đồng | /PublishingImages/2019-11/Cà Mau gọi đầu tư vào dự án mở rộng khu dân cư 1_Key_17112019160026.278 tỷ đồng_1_Key_17112019160026.jpeg | UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định phê duyệt Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2019. Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Xây dựng làm bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Mở rộng khu dân cư Đông Bắc Quảng trường văn hóa trung tâm (Khu C) TP. Cà Mau.
| 11/13/2019 9:00 AM | No | Đã ban hành | | 
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Dự án có tổng diện tích 51,75 ha, tổng chi phí thực hiện Dự án (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) dự kiến là 1.278 tỷ đồng. Hiện khu đất vẫn chưa được giải phóng mặt bằng. Dự án được thực hiện tại Phường 9, TP. Cà Mau; thời gian thực hiện từ năm 2019 đến 2023. UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở Xây dựng chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan để hoàn thiện thủ tục, điều kiện pháp lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư, quản lý đất đai và các quy định khác có liên quan trước khi tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án. Bích Thảo Nguồn https://baodauthau.vn
| False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/zrmp2owp.wav | | Những món đặc sản Cà Mau vừa hấp dẫn vừa kinh dị | Tin tức Cà Mau | Tin | | Những món đặc sản Cà Mau vừa hấp dẫn vừa kinh dị | /PublishingImages/2019-11/Những món đặc sản Cà Mau vừa hấp dẫn vừa kinh dị_1_Key_17112019154414.jpeg | Cá thòi lòi là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng rừng ngập mặn Cà Mau, thêm một món ăn truyền thống ở đây được người dân lẫn khách du lịch yêu thích là ba khía. Ngoài ra còn các món đặc sản nhìn có phần kinh dị như: đuông chà là, chuột đồng, nhộng ong,... | 11/12/2019 2:00 PM | No | Đã ban hành | | 
1. Cá thòi lòi nướng là đặc sản địa phương nào? Cá thòi lòi là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng rừng ngập mặn Cà Mau. Cá được biến tấu thành nhiều món ăn như nấu canh chua, kho tiêu... Tuy nhiê n, cá thòi lòi nướng muối ớt phổ biến hơn cả. Sau khi làm sạch bùn, cá thòi lòi được ướp muối ớt và nướng trên than hồng với lửa vừa. Cá nướng vàng đều, thịt cá thơm phức, ăn cùng nước chấm chua cay là hợp vị. Ảnh: vietnam journey.

2. Thị trấn Rạch Gốc (Cà Mau) nổi tiếng với món ăn gì? Thêm một món ăn truyền thống ở Cà Mau được người dân nơi đây lẫn khách du lịch yêu thích là ba khía. Con ba khía có hình dạng gần giống con cua nhưng thịt và gạch có vị thơm đặc trưng. Người dân địa phương cho rằng ba khía ngon nhất ở vùng Rạch Gốc. Tại đây, người ta thường chế biến ba khía thành nhiều món ăn ngon và độc đáo. Ảnh: vobathinh.

3. Địa phương nào ở Cà Mau có món lẩu mắm ngon nức tiếng? Lẩu mắm trứ danh miền Tây cũng là món đặc sản nổi tiếng Cà Mau. Du khách muốn thưởng thức lẩu mắm ngon ở Cà Mau phải tới U Minh. Món lẩu là sự kết hợp của các loại cá và rau ở vùng đất U Minh. Loại gia vị không thể thiếu của món lẩu này chính là mắm sặc, làm nên hương thơm đặc trưng, độc đáo. Ảnh: Du lịch.

4. Ngoài đuông dừa, Cà Mau còn nổi tiếng với loại đuông gì? Cây chà là phát triển nhiều ở vùng rừng ngập mặn tại Cà Mau, các đọt chà là là nơi sinh trưởng của loài đuông. Đuông chà là được dân địa phương Cà Mau chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chiên bột hay tẩm nước mắm. Thực khách có thể tìm đến vùng rừng Đầm Rơi để thưởng thức món đuông chà là độc đáo này. Ảnh: steamkr.

5. Tại Cà Mau, chuột đồng thường được chế biến theo cách gì? Chuột đồng chiên sả ớt là món đặc sản được nhiều thực khách yêu thích tại Cà Mau. Chuột sau khi làm sạch được ướp sả băm nhuyễn, nước mắm và nhiều loại gia vị. Sau đó, chuột được chiên chín vàng, thơm phức. Chuột đồng chiên sả ớt thường được dùng kèm cơm nóng. Ảnh: dongthap.

6. Nhộng ong Cà Mau thường được chế biến thành món ăn gì? Nhộng ong rừng U Minh là đặc sản nức tiếng Cà Mau. Món ăn phổ biến từ nhộng ong ở Cà Mau là gỏi. Ong sau khi bắt về sẽ được rang chín với gia vị, thực khách ăn kèm các loại rau thơm, chuối xanh... Ngoài gỏi, nhộng ong cũng được chế biến thành nhiều món ngon khác như nhộng ong nướng, nhộng ong xào, cháo nhộng ong... Ảnh: quora. Theo Bích Phương/Zing Nguồn https://doanhnghiepvn.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/ay14ffzn.wav | | Cà Mau: Siết chặt phân lô bán nền trên đất nông nghiệp | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau: Siết chặt phân lô bán nền trên đất nông nghiệp | /PublishingImages/2019-11/Cà Mau Siết chặt phân lô bán nền trên đất nông nghiệp_1_Key_17112019153632.jpeg | Tỉnh Cà Mau đang siết chặt tình trạng phân lô bán nền trên đất nông nghiệp và hẻm tự phát. Trong khi đó, nhiều gia đình có thu nhập thấp ở địa phương đang gặp khó về chỗ ở do địa phương chưa có nhiều dự án nhà ở xã hội phục vụ đối tượng thu nhập thấp.
| 11/12/2019 8:00 AM | No | Đã ban hành | | 
UBND phường 1, TP Cà Mau, cưỡng chế nhà anh Phạm Duy Thanh xây dựng trong hẻm tự phát Bức xúc về chỗ ở Những ngày qua, ở khu vực tổ dân cư tự quản số 14 (đường Lý Văn Lâm, khóm 6, phường 1, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) trở nên xôn xao khi UBND phường 1 tiến hành cưỡng chế tháo dỡ căn nhà của vợ chồng anh Phạm Duy Thanh. Đây là một trong hơn 40 căn nhà nằm trong con hẻm do chủ đất tự mở, phân lô, bán nền. Vợ chồng anh Thanh là viên chức hợp đồng đang làm việc tại một đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau có hoàn cảnh khá khó khăn. Nhà có 6 thành viên, vợ chồng làm việc xa, 2 con nhỏ đang học và cha mẹ già mất sức lao động 70%, nên mua đất với giá rẻ, cất nhà ở gần bệnh viện để tiện bề chăm sóc. Trước khi xây dựng nhà cấp 4, anh Thanh có xin chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không được vì nằm trong hẻm tự phát. Do khó khăn về chỗ ở, nên anh Thanh đành cất nhà không phép. Nhưng việc này là sai và bị lập biên bản, UBND TP Cà Mau ra quyết định xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu. Trả lời thắc mắc vì sao nhiều căn nhà trong hẻm xây dựng không phép mà chỉ cưỡng chế nhà anh Thanh, ông Lê Thái Minh Tâm, Chủ tịch UBND phường 1, giải thích: "Nhà anh Thanh cất sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND TP Cà Mau về siết chặt quản lý cất nhà trái phép tại các hẻm tự phát. Do nhà xây dựng sau, nên chúng tôi tiến hành cưỡng chế, không cho phát sinh thêm. Còn những căn nhà xây dựng trước đây tạm thời cho tồn tại theo hiện trạng. Khi có quy hoạch mới xem xét các bước tiếp theo". Cửa biển Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) là một trong những cửa biển lớn và nhộn nhịp nhất tỉnh Cà Mau, dân cư tập trung rất đông nên nhu cầu về nhà ở rất lớn. Vì vậy, thị trấn Sông Đốc cũng là "điểm nóng" về tình trạng phân lô bán nền trên đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản. Cụ thể như khu đất của ông Đinh Văn Toản (khóm 9, thị trấn Sông Đốc) được bơm đất san lấp mặt bằng, làm đường bê tông trên đất nuôi trồng thủy sản với chiều dài hơn 200m, tách khoảng 40 thửa đất rồi chuyển nhượng cho dân. Hiện nay, trong khu vực này đã có 2 căn nhà xây dụng không phép và vẫn đang tồn tại. Tương tự, tại khu vực khóm 10, bà Lại Thị Hoa bơm đất làm đường dài hàng trăm mét, rồi tiến hành phân lô bán nền… Ông Nguyễn Minh Cảnh, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, gần đây với quyết tâm chấn chỉnh, lập lại kỷ cương không để tình trạng cất nhà trên đất nông nghiệp, phân lô bán nền trái phép tiếp diễn, UBND thị trấn Sông Đốc đã quyết định cưỡng chế tháo dỡ căn nhà bà Nguyễn Thị Lan tại khóm 10 do cất nhà không phép trên đất chưa chuyển mục đích. Số phận 70 hẻm tự mở sẽ về đâu? Ông Phan Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND TP Cà Mau cho biết, trên địa bàn có 70 hẻm tự mở, với hơn 1.500 căn nhà tự phát, không phép. Theo ông Vũ, nhiều gia đình có đất rộng, tự mở thêm lộ hẻm, phân lô bán nền cho người mua cất nhà. Một năm trở lại đây, UBND TP Cà Mau kiên quyết xử lý cất nhà trái phép, hẻm tự phát theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau, vì vậy tình trạng này đã giảm đáng kể. Về giải pháp giải quyết tình trạng các hẻm tự phát, ông Hùng cho biết đang đẩy nhanh việc rà soát, đối chiếu quy hoạch nhằm cho phép các hẻm tự phát nào được tồn tại hoặc không đủ điều kiện tồn tại. Sau khi rà soát sẽ đưa ra các phương án xử lý phù hợp; đồng thời yêu cầu địa phương siết chặt quản lý, không để những hẻm tự phát, nhà không phép, không đúng quy hoạch… tiếp tục phát sinh. TẤN THÁI Nguồn https://saigondautu.com.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/z53q2ibg.wav | | Khám phá đất Mũi Cà Mau - nơi cuối trời cực Nam của Tổ quốc | Tin tức Cà Mau | Tin | | Khám phá đất Mũi Cà Mau - nơi cuối trời cực Nam của Tổ quốc | /PublishingImages/2019-11/Khám phá đất Mũi Cà Mau - nơi cuối trời cực Nam của Tổ quốc_1_Key_16112019165154.jpeg | Nhiều tour du lịch mở ra cùng nhiều dịch vụ chuyên nghiệp đã đưa Đất Mũi trở thành điểm du lịch khám phá, trải nghiệm hấp dẫn không thể bỏ trong qua hành trình đến với Cà Mau.
| 11/11/2019 2:00 PM | No | Đã ban hành | | 
Du khách tại cột mốc Mũi Cà Mau. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam) Nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 110km, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển từ lâu luôn là địa điểm hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan khi đặt chân đến Cà Mau. Đến đây, du khách không chỉ được đắm chìm trong không gian hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, đa dạng, mà còn được tận tay chạm vào cột mốc tọa độ quốc gia và chiêm ngưỡng biểu tượng của Mũi Cà Mau, nơi cuối trời cực Nam của Tổ quốc. Trước kia, khách tham quan muốn đến được Đất Mũi chủ yếu phải di chuyển bằng canô, tuy nhiên, từ khi thông xe tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn từ Năm Căn đến Đất Mũi đã tạo điều kiện cho du khách đến đây một cách dễ dàng bằng đường bộ. Tuyến đường dài thẳng tắp nằm giữa những tán rừng U Minh Hạ xanh mướt, sẽ là một trải nghiệm thú vị cho du khách phương xa khi lần đầu đặt chân đến Đất Mũi Cà Mau. Đến Mũi Cà Mau, trước tiên đa phần du khách đều muốn được nhìn thấy cột mốc quốc gia thiêng liêng và biểu tượng là một con tàu quay ra hướng biển. Một trong những điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi du lịch tại Đất Mũi là Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, tọa lạc trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận vào tháng 5/2009. Nơi đây, được đặt dấu mốc tọa độ Quốc gia tại GPS0001 (cây số 0) là một trong bốn điểm cực đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam trên đất liền. Cực Bắc là cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã Apa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) và cực Nam chính là cột mốc tọa độ Quốc gia GPS0001 (Đất Mũi, Cà Mau). Hình tượng con tàu tại công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau cũng là một trong những điểm nhấn thú vị với hình tượng chiếc thuyền căng đầy gió luôn hướng ra biển khơi. Trên cánh buồm với dòng chữ "Mũi Cà Mau", toạ độ: 8°37'30' 'Vĩ độ bắc, 104°43' Kinh độ đông. Đây là địa điểm quen thuộc mà mỗi du khách đến với Đất Mũi đều không thể bỏ qua để chụp ảnh lưu niệm, ghi lại những khoảnh khắc đánh dấu chuyến hành trình đến với vùng cực Nam của Tổ quốc.. Cột mốc Đường Hồ Chí Minh - điểm cuối Cà Mau Km 2436 là điểm đến du lịch đánh dấu "điểm cuối cùng" trên chuyến hành trình trải dài từ Pác Bó-Cao Bằng (điểm đầu) đến Đất Mũi-Cà Mau (điểm cuối), đi qua 28 tỉnh, thành phố với chiều dài 3.183km. . Với quy mô thích hợp và hình thức giản dị, du khách có thể ghé thăm cột mốc đường Hồ Chí Minh để ghi lại dấu ấn trên chuyến hành trình về thăm Đất Mũi. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Đến Mũi Cà Mau phải leo lên Vọng lâm đài (cao hơn 20m) rồi phóng tầm mắt ra xa để thưởng thức và cảm nhận màu xanh của rừng và biển đặc trưng nơi đây. Không gian rừng biển bao la mát lành khiến ta thêm yêu và tự hào về vùng đất nơi đầu sóng ngọn gió. Mũi Cà Mau nằm trong khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, với hơn 42.000ha đất liền và bãi cạn. Vườn quốc gia với hệ thống rừng ngập mặn đa dạng, số lượng động thực vật rất đặc trưng mà hiếm nơi nào có được, từ mắm, đước, vẹt, cóc, bần cho đến cá, tôm, cua, sò, vọp, ốc len… tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh bảo vệ môi trường và hạn chế việc xâm lấn đất liền từ biển cả.

Du khách trải nghiệm hệ sinh thái ngập nước ven biển Đất Mũi-Cà Mau. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam) Đến Mũi Cà Mau, du khách có thể đi lại bằng thuyền máy, len lỏi giữa cánh rừng ngập mặn ngắm hệ sinh thái tuyệt vời nơi đây, tham quan mô hình làng rừng thời chiến được gìn giữ một cách cẩn thận để biết được cuộc kháng chiến lẫy lừng của cha ông xưa kia. Những trải nghiệm như lội sông bắt ba khía, câu cá, bắt cua, thòi lòi cùng những trò chơi dân gian luôn thu hút nhiều du khách tham gia. Nhiều món ăn đã trở thành đặc sản của địa phương khiến du khách đều mong được thử một lần thưởng thức như Ba khía muối Rạch Gốc, mắm cá chim, cá thòi lòi nướng muối ớt, cá đối kho mía, vọp hấp gừng, hàu nướng, trong đó không thể bỏ qua món cua Cà Mau, thơm ngon nức tiếng cả nước. Ban đêm, du khách có thể chọn lưu trú ở các homestay giữa rừng đước, sẽ là một trải nghiệm đặc biệt khó tả. Gần đây, nhiều tour du lịch mở ra cùng nhiều dịch vụ chuyên nghiệp đã biến Đất Mũi trở thành điểm du lịch khám phá, trải nghiệm hấp dẫn không thể bỏ trong qua hành trình đến với Cà Mau. Để phát triển du lịch Cà Mau trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy. Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy Cà Mau về phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc… Quá trình thực hiện Nghị quyết số 04 phải gắn với việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 02 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Cà Mau tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh phù hợp với phát triển du lịch Việt Nam và Chiến lược phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, theo hướng tập trung phát triển các khu vực có nhiều tiềm năng và động lực để phát triển du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch đảm bảo đồng bộ, chính xác nhằm xác định cơ cấu ngành dịch vụ du lịch trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh. Cùng với việc tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tỉnh chú trọng phát triển các loại hình du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, mua sắm, nghỉ dưỡng… Tỉnh Cà Mau chú trọng xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh và thân thiện cho du khách; đảm bảo cơ hội bình đẳng và lợi ích hài hòa cho tất cả người dân, doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch. Đồng thời, tỉnh cũng nỗ lực đổi mới nội dung công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quảng bá du lịch trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp của xúc tiến du lịch. Thương hiệu du lịch Cà Mau được xây dựng gắn liền với vị trí địa lý là điểm cực Nam của Tổ quốc cùng với các hoạt động mang đậm nét văn hóa địa phương. Cà Mau dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách để đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối đến các khu, điểm du lịch trọng điểm mang thương hiệu đặc trưng của tỉnh./. (Vietnam+) Nguồn https://www.vietnamplus.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/1xjnsuco.wav | | Cà Mau: 54 thí sinh được chọn vào đội tuyển thi HS giỏi quốc gia | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau: 54 thí sinh được chọn vào đội tuyển thi HS giỏi quốc gia | /PublishingImages/2019-11/Cà Mau 54 thí sinh được chọn vào đội tuyển thi HS giỏi quốc gia1_Key_10112019140211.jpeg | Sở GD&ĐT Cà Mau vừa tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, chuẩn bị thi vòng quốc gia năm học 2019 - 2020.
| 11/6/2019 2:00 PM | No | Đã ban hành | | Học sinh Cà Mau tham gia kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh.  Kết quả, tỉnh Cà Mau đã chọn đội tuyển từ 8 trường THPT trong tỉnh, với 54 thí sinh của 9 môn thi, gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học và Tiếng Anh (mỗi môn có 6 thí sinh). Trường có thí sinh được chọn nhiều nhất là THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau) có 29 thí sinh; kế tiếp là Trường THPT Đầm Dơi (16 thí sinh); Trường THPT Quách Văn Phẩm (3 thí sinh); Trường THPT Võ Thị Hồng (2 thí sinh)… Như vậy, các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, đóng góp cho đội tuyển của tỉnh với tổng số 20 thí sinh. Được biết, Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi THPT cấp tỉnh vừa qua, toàn tỉnh Cà Mau có 235 thí sinh đạt giải 3 trở lên dự thi. Các em được chọn vào đội tuyển sẽ được ôn luyện để tranh tài tại Kỳ thi chọn học sinh THPT cấp quốc gia sắp tới. Thông Sắc Nguồn https://giaoducthoidai.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/othlp1dn.wav | | Vì sao di dời biểu tượng con tàu ở Mũi Cà Mau? | Tin tức Cà Mau | Tin | | Vì sao di dời biểu tượng con tàu ở Mũi Cà Mau? | /PublishingImages/2019-11/Vì sao di dời biểu tượng con tàu ở Mũi Cà Mau_1_Key_08112019171210.jpeg | Biểu tượng con tàu nằm trong Khu du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) sẽ được di dời ra hướng biển, cách vị trí cũ khoảng 300m. Theo đó, tỉnh Cà Mau thống nhất di dời biểu tượng con tàu nằm trong Khu du lịch Mũi Cà Mau tới khu vực đầu bờ kè chống sạt lở Mũi Cà Mau.
| 11/5/2019 2:00 PM | No | Đã ban hành | | 
Biểu tượng con tàu nằm trong Khu du lịch Mũi Cà Mau. Theo UBND tỉnh Cà Mau và các ngành chức năng, di dời biểu tượng con tàu do xây dựng đã lâu, thường xuyên bị ngập khi triều cường dâng cao; vì cốt nền thấp. Vị trí hiện tại của biểu tượng con tàu không còn phù hợp; vị trí mới phù hợp hơn do việc xây dựng bờ kè chống sạt lở hiện nay đã ra xa, nằm ở phần đất tiếp giáp với biển và cuối cùng của cực Nam Tổ quốc.

Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. Ảnh: Q. Ngữ.
Hiện tại, Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau đã và đang triển khai một số công trình như biểu tượng Cột cờ Hà Nội, đền thờ Lạc Long Quân, mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh, tượng Mẹ... Các công trình này có cốt nền cao hơn vị trí biểu tượng con tàu hiện hữu.

Phần đất liền trong kè chống sạt lở ở Mũi Cà Mau. Ảnh: Q. Ngữ.
Mũi Cà Mau là phần chót mũi, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Chót mũi có hình dáng kỳ lạ và đang tiến ra biển Tây (Vịnh Thái Lan) với tốc độ từ 50 đến 80m mỗi năm. Đây được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc Việt Nam. Trên cột mốc quốc gia có ngôi sao 5 cánh ghi số hiệu GPS 0001. Trên biểu tượng Mũi Cà Mau có ghi tọa độ 8037'30" độ vĩ Bắc - 104043' độ kinh Đông. Trong tâm thức của người Việt Nam, từ lâu Mũi Cà Mau là một điểm xác nhận chủ quyền đất nước. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.

Mỗi năm Mũi Cà Mau được bồi đắp vươn ra biển. Ảnh: Q. Ngữ.
Mũi Cà Mau nằm trong khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, với hơn 42.000 ha đất liền và bãi cạn. Ở đây có rừng đước Năm Căn, có bãi Khai Long hùng vĩ. Quanh khu vực Mũi Cà Mau có một hệ động thực vật tự nhiên rất đặc trưng và phong phú. Động vật có cá, tôm, cua, sò, vọp, ốc len... Thực vật có mắm, đước, vẹt, cóc, bần... Mắm là loài cây tiên phong đi lấn biển. Đước là loài cây theo sau giữ đất để bồi đắp cho Mũi Cà Mau luôn vươn dài ra biển. Bình Phú Nguồn https://giaoducthoidai.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/czw3juhw.wav | | Người cao nhất Việt Nam qua đời ở tuổi 34 | Tin tức Cà Mau | Tin | | Người cao nhất Việt Nam qua đời ở tuổi 34 | /PublishingImages/2019-11/Người cao nhất Việt Nam qua đời ở tuổi 34_1_Key_07112019171634.jpeg | Anh Hồ Văn Trung (Cái Nước, Cà Mau) được mệnh danh là người cao nhất Việt Nam với chiều cao là 2,57m. Anh Trung vừa qua đời ở tuổi 34 sau một năm chống chọi với bệnh tật.
| 11/5/2019 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Chiều 4/11, người nhà đã tổ chức lễ an táng cho anh Hồ Văn Trung tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Trước đó, ngày 2/11 người cao nhất Việt Nam đã qua đời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau sau một năm điều trị bệnh.

Anh Hồ Văn Trung cao 2,57m.
Trung mất sau khoảng hơn một tuần phẩu thuật bệnh ruột già. Lúc này anh có chiều cao đến 2,57 m, cao hơn lúc mới nhập bệnh viện 7 cm. Trước đó, năm 2018 trong một lần xuất hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau, Anh Trung khiến nhiều người kinh ngạc và ấn tượng bởi chiều cao lên đến 2,5 m.

Gia đình phải kê một chiếc giường dài 2,6m anh Trung mới nằm viện điều trị được. Gia đình phải bỏ ra chi phí hơn 1 triệu đồng thuê thợ hàn sắt hàn cho anh một chiếc giường dài 2,6m, ngang hơn 1m để anh nằm cho thoải mái.Sau khi nhập viện, do cơ thể cao lớn vượt trội nên anh Trung không thể sử dụng bất cứ giường bệnh nào của bệnh viện. Theo lời kể của gia đình, năm 17 tuổi Trung có chiều cao bình thường, khoảng 1,7 m hơn. Sau một cơn bệnh sốt, Trung bắt đầu cao bất thường, thấy mặc cảm nên sống ẩn ở vuông tôm vùng rừng đước huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Từ đó đến nay, anh không đến chỗ đông người, bệnh thì mua thuốc tây uống, không đi khám vì sợ người ta dị nghị về chiều cao. Theo các bác sĩ ở TP HCM, anh Trung bị bệnh tuyến yên nên mới phát triển chiều cao bất thường. Đông Phong Nguồn https://thoidai.com.vn
| False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/npix2012.wav | | Cà Mau sẽ thí điểm Làng Văn hóa Du lịch đến năm 2025 | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau sẽ thí điểm Làng Văn hóa Du lịch đến năm 2025 | /PublishingImages/2019-11/Cà Mau sẽ thí điểm Làng Văn hóa Du lịch đến năm 2025_1_Key_03112019103752.jpeg | Nhằm phát triển thương hiệu du lịch gắn với quảng bá đặc sản địa phương đồng thời để các sản phẩm nông nghiệp Cà Mau tiếp cận du lịch một cách bền vững, UBND tỉnh Cà Mau mới đây đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm Làng Văn hóa Du lịch trên địa bàn đến năm 2025.
| 10/31/2019 10:25 AM | No | Đã ban hành | | 
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo ảnh Đất Mũi Theo đó, Làng Văn hóa Du lịch sẽ được xây dựng tập trung ở các địa bàn phù hợp, có vị trí thuận lợi về giao thông, được đầu tư phát triển hạ tầng và có sản phẩm chủ lực để xây dựng sản phẩm đặc thù. Trong đó, trước mắt tập trung khảo sát tại các xã như: Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời), xã Nguyễn Phích (huyện U Minh). Trong năm 2020, nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm và Bộ tiêu chí riêng cho Làng văn hóa du lịch; tập trung khảo sát, đánh giá, phân tích hiện trạng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, yếu tố kinh tế sản xuất, dịch vụ (sản phẩm chủ lực, sản lượng nông lâm ngư nghiệp, các dịch vụ, lễ hội...) của các ấp tại các xã đã nêu; nhận diện nguồn tài nguyên du lịch chính của các địa phương; rà soát điều kiện về hạ tầng,... Từ đó, xây dựng mục tiêu thực hiện và tổ chức thực hiện. Đến năm 2021, lựa chọn và thí điểm tại xã có đủ điều kiện đảm bảo các tiêu chí của làng văn hóa du lịch. Trong đó, cần xây dựng mô hình đưa các sản phẩm đặc thù vào khai thác, tạo thương hiệu du lịch riêng; kết hợp với đề xuất về hình thức quản lý, vận hành và hỗ trợ nâng cao chất lượng phục vụ của nguồn nhân lực du lịch tại địa phương. Đảm bảo đến năm 2025 có ít nhất 1 Làng văn hóa du lịch có điểm đến hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Việc triển khai thực hiện thí điểm Làng văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần vào thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời khai thác tiềm năng, phát triển ngành nghề nông thôn; chú trọng khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống và hình thành làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình "Mỗi xã một sản phẩm". Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quảng bá hình ảnh du lịch của Cà Mau./. Thanh Thủy (t/h) Nguồn http://toquoc.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/ymnn2qqp.wav | | Cà Mau kêu gọi đầu tư vào dự án khu dân cư bến tàu | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau kêu gọi đầu tư vào dự án khu dân cư bến tàu | /PublishingImages/2019-11/Cà Mau kêu gọi đầu tư vào dự án khu dân cư bến tàu_1_Key_03112019103208.jpeg | UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2019. Theo đó, thời gian tới, UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Xây dựng Cà Mau làm bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu dân cư bến tàu - LA 37.
| 10/31/2019 9:00 AM | No | Đã ban hành | | 
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Đây là dự án có sử dụng đất với tổng diện tích là 3,2 ha, trong đó diện tích đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng là 1,7 ha. Tổng chi phí thực hiện dự kiến là 77 tỷ đồng; thời gian thực hiện Dự án từ năm 2020 - 2025. Địa điểm thực hiện Dự án là thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Bích Thảo Nguồn https://baodauthau.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/nqbl31sv.wav | | Thanh niên Cà Mau yêu nước, xung kích, sáng tạo, hội nhập, phát triển | Tin tức Cà Mau | Tin | | Thanh niên Cà Mau yêu nước, xung kích, sáng tạo, hội nhập, phát triển | /PublishingImages/2019-11/Thanh niên Cà Mau yêu nước, xung kích, sáng tạo_Key_03112019095416._Key_03112019095416._1_Key_03112019095416.jpeg | Trong hai ngày (29-30/10), Đại hội Hội LNTN Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức đại hội với chương trình, hành động thiết thực xây dựng tổ chức Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới.
| 10/30/2019 10:00 AM | No | Đã ban hành | | 
Ngày
29 và 30/10, 250 đại biểu thay mặt cho gần 64.000 hội viên thanh niên Đại hội
Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau đã thông qua báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm
kỳ mới và nghị quyết Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau (2019- 2024).

Lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chức mừng Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau hiệp thương chon 33 anh chị vào Uỷ ban, 11 anh chị vào Ban thư ký, do anh Huỳnh Hảnh, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTNViệt Nam tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ (2019- 2024) và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII, gồm 11 đại biểu.

Hơn 250 đại biểu về dự đại hội Ông Phạm Bạch Đằng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch danh dự Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau nói: "Thay mặt Tỉnh uỷ ghi nhận và nhiệt liệt khen ngợi những thành tích xuất sắc mang sức sống thanh niên. Tôi thống nhất những chỉ tiêu đề ra và bầu chọn Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau đảm bảo cơ cấu, bản lĩnh, năng lực lãnh đạo thanh niên và phong trào trong thời gian tới". Anh Nguyễn Kim Quy, Phó chủ tịch Hội LHTN Việt Nam chỉ đạo Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau với những giải pháp thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động. Cuộc vận động "Tôi yêu Tổ quốc tôi" làm cho thanh niên Cà Mau trở thành công dân tốt, cùng nhau khắc phục những hình ảnh chưa đẹp.
Ông Phạm Bạch Đằng trao bức trướng cho thanh niên Cà Mau "Với tinh thần đó, thanh niên Cà Mau tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu và góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp với thanh niên xung kích trong phát triển kinh tế, tình nguyện vì cộng đồng, khơi dậy, phát huy và cổ vũ thanh niên để tổ chức Hội là người bạn gần gũi, thân thiết của thanh niên lập thân, lập nghiệp"- anh Nguyễn Kim Quy nói. Nhiệm kỳ qua, các cấp hội đã triển khai phong trào "Tôi yêu Tổ quốc tôi" với những hoạt động thiết thực, hiệu quả. Hội thanh niên vận động thanh niên rèn luyện, học tập và làm theo "tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh". Nhiều công trình, phần việc thanh niên trên các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội- bảo vệ Tổ quốc như CLB Thầy thuốc trẻ, doanh nhân trẻ, ngân hàng máu di động…đã ghi dấu ấn thanh niên.

Anh Nguyễn Kim Quy chúc mừng thành công Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau Thông qua các phong trào cách mạng, Hội LHTN Việt Nam đã phát triển hội viên, đến nay đã có 63.901 hội viên, tập hợp 57% thanh niên trên địa bàn, tham gia các CLB, tổ, nhóm. Thông qua các hoạt động thực tiễn, các cấp hội đã giới thiệu hơn 15.500 hội viên ưu tú cho Đoàn xem xét kết nạp. Với khẩu hiệu hành động "Thanh niên Cà Mau yêu nước, xung kích, sáng tạo, hội nhập, phát triển", Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau đề ra 11 chỉ tiêu trọng tâm với nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phong trào "Tôi yêu Tổ quốc tôi", chương trình "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp" và chương tình "Xây dựng Hội LHTN Việt Nam vững mạnh". Nguyễn Tiến Hưng Nguồn https://www.tienphong.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/s3gtly0h.wav | | Công an tỉnh Cà Mau: 2 nữ Công an Cà Mau tự nguyện đăng ký về công tác tại xã | Tin tức Cà Mau | Tin | | Công an tỉnh Cà Mau: 2 nữ Công an Cà Mau tự nguyện đăng ký về công tác tại xã | /PublishingImages/2019-11/Công an tỉnh Cà Mau 2 nữ Công an Cà Mau tự nguyện đăng ký về công tác tại xã_1_Key_03112019094707.jpeg | Công an tỉnh Cà Mau vừa tổ chức sơ kết 4 tháng triển khai, thực hiện Đề án điều động Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Đề án).
| 10/30/2019 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an, của tỉnh Cà Mau, Đảng ủy Công an tỉnh ban hành Nghị quyết số 02/NQ-ĐUCA, về sắp xếp tổ chức, biên chế của lực lượng Công an trong tỉnh, theo hướng cơ cấu tỷ lệ biên chế cấp tỉnh 35%, cấp huyện 35% và cấp xã 30%. Trên cơ sở đó, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau chỉ đạo rà soát, lựa chọn nguồn cán bộ từ các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh; các Đội nghiệp vụ của Công an huyện, thành phố và học viên tốt nghiệp các trường CAND; CBCS điều động từ các đơn vị thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về công tác tại Công an tỉnh Cà Mau để tăng cường cho Công an cấp huyện, cấp xã. Đồng thời, phát động phong trào thi đua đến toàn thể CBCS Công an trong tỉnh tự giác đăng ký về công tác tại Công an xã.

Đại tá Bùi Văn Quyền, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, trao quyết định điều động Công an chính quy đảm nhận chức danh Công an xã.
Qua đó, có 29 đồng chí (có 2 nữ) tự nguyện đăng ký về công tác tại Công an xã. Từ khi thực hiện đề án, đến nay Công an Cà Mau đã bố trí Công an chính quy 58/87 xã, thị trấn với 187 đồng chí (58 Trưởng Công an, 42 Phó Trưởng Công an, 87 Công an viên). Thời gian tới, Công an Cà Mau tiếp tục bố trí Công an chính quy 69/87 xã, thị trấn. Giám đốc Công an tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn nghiệp vụ gồm 240 đồng chí Công an chính quy để phân công nhiệm vụ đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Khi lựa chọn CBCS điều động đảm nhiệm các chức danh Công an xã, thị trấn, Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh luôn quan tâm chú trọng các yêu cầu, điều kiện như: phẩm chất đạo đức tốt; tư cách, lễ tiết, tác phong nghiêm túc; tinh thần trách nhiệm cao… để bố trí Công an chính quy có chuyên ngành và thực tiễn công tác phù hợp… Tuy còn gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng hiệu quả từ Đề án mang lại rất khả quan, tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến rõ nét; tội phạm về TTXH 4 tháng qua giảm 11,81%, trọng án giảm trên 71%, so với thời gian liền kề trước khi triển khai Đề án. Ông Trần Hồng Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đánh giá cao việc phối hợp thực hiện giữa Công an tỉnh và chính quyền địa phương trong công tác bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Đồng thời yêu cầu các đồng chí Công an chính quy khi về địa bàn phải gần dân, trọng dân, vì nhân dân phục vụ. "Công an tỉnh Cà Mau cần kịp thời có những biện pháp khắc phục những khó khăn gặp phải trong khi triển khai, đẩy mạnh công tác phối hợp hơn nữa với các đơn vị có liên quan để thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo ANTT, nhất là ở các xã trọng điểm trên toàn tỉnh", ông Trần Hồng Quân nhấn mạnh. Văn Đức - Hoàng Giang Nguồn http://cand.com.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/ydaw4oaj.wav | | Cà Mau: Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau: Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh | /PublishingImages/2019-11/Cà Mau Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh_1_Key_03112019093010.jpeg | Gần đây, thị trường xuất khẩu ngành hàng tôm ở Cà Mau có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc với mức tăng khá, trong đó riêng thị trường Trung Quốc tăng 15,86%.
| 10/28/2019 10:00 AM | No | Đã ban hành | | 
Hiện đang bước vào
mùa vụ thu hoạch tôm, nên sản lượng hàng tôm xuất khẩu tăng hơn thời điểm trước.
Theo Sở Công thương tỉnh Cà Mau, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 của tỉnh ước đạt hơn 106 triệu USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu thủy sản ước đạt gần 95 triệu USD, tăng 3,34% so với cùng kỳ. Theo đó, trong tháng 8, sản lượng chế biến tôm ước đạt trên 14 ngàn tấn đạt 64,91%, tăng 2,61% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Trong đó, có những thị trường đang tăng trưởng khá ấn tượng, như: Mỹ tăng 34,16%, Trung Quốc tăng 15,86%. Ghi nhận của PV Báo NNVN, từ cuối tháng 7/2019 đến nay, nông dân vùng bán đảo Cà Mau đang bước vào mùa vụ thu hoạch tôm. Ông Nguyễn Văn Hòa, người nuôi tôm, ngụ huyện Cái Nước, cho biết: "Gia đình tôi vừa thu hoạch 3 ao tôm công nghiệp, sản lượng đạt hơn 6 tấn. Trọng lượng tôm đạt 40 con/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình lãi hơn 200 triệu đồng. Hiện nay, đang bước vào mùa vụ thu hoạch tôm, nên sản lượng hàng tôm xuất khẩu tăng hơn thời điểm trước". Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau Huỳnh Văn Minh thông tin, hiện nay, ngành hàng tôm xuất khẩu của địa phương có dấu hiệu phục hồi với mức tăng khá, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính. Sở Công thương tỉnh Cà Mau đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ tổ chức cuộc Hội thảo "Tranh thủ cơ hội xuất khẩu vào thị trường các nước có ký FTA và những quan điểm đối với thị trường Trung Quốc", nhằm định hướng rõ ràng, cụ thể những điều kiện, tiêu chuẩn hàng hóa của Việt Nam xuất ra thế giới. Từ đó, địa phương có biện pháp tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Thương lái tăng cường thu mua tôm của nông dân cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Nam, người nuôi tôm, ngụ huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, phấn khởi: "Thời gian gần đây, giá tôm có chiều hướng tăng trở lại, khiến cho người nuôi an tâm và phấn khởi. Sau vụ thu hoạch vừa qua, tôi bắt đầu thả giống mới để kịp thu hoạch vào dịp cuối năm.Thông qua các phương tiện thông tin, tôi biết giá tôm tăng là do sức tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi tốt. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho con tôm của Cà Mau". Ngành chức năng tỉnh Cà Mau cho hay, từ cuối năm 2018 đến nay, cơ quan chức năng Trung Quốc liên tục thiết lập và áp dụng các hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chặt chẽ hàng hóa từ Việt Nam xuất sang như: yêu cầu kiểm nghiệm, chứng thư kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ đối với các mặt hàng nông sản, hoa quả, hàng thủy hải sản… Đồng thời, tăng cường quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ đường biên giới nhằm ngăn chặn hàng hóa, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ du nhập vào thị trường này. Danh mục nhập các mặt hàng thủy sản trên của chính quyền Trung Quốc cũng nêu rõ về giá của từng mặt hàng tính theo đơn vị kg, làm căn cứ tính giá trị, khối lượng, để cư dân biên giới được hưởng chính sách miễn thuế. Các quy định về thủ tục của Trung Quốc nêu rõ: "Các sản phẩm xuất khẩu phải là sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam được cấp mã doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD, thuộc Bộ NN-PTNT) cấp và chứng thư kiểm dịch của các chi nhánh NAFIQAD cấp.

Các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính, trong đó có Trung Quốc.
Ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước, đánh giá: "Thị trường Trung Quốc trong những năm trở lại đây đã có những quy định khắt khe hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, có những sản phẩm về ngành hàng tôm. Thị trường này rất tiềm năng đối với Việt Nam, do đó địa phương đã khuyến khích người dân khi thả giống phải ghi nhật ký, hóa đơn, chứng từ và sử dụng các loại khoáng chất, vi sinh gì trong quá trình nuôi… Để khi thu hoạch, xuất bán có thể chứng minh được sản phẩm của mình đạt chất lượng về nông sản sạch". Theo Đ.T.Chánh/ Trọng Linh/Nông nghiệp Việt Nam Nguồn https://doanhnghiepvn.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/l535kuy0.wav | | Chi phí nuôi xe công 12.000 tỷ/năm: Câu chuyện Cà Mau | Tin tức Cà Mau | Tin | | Chi phí nuôi xe công 12.000 tỷ/năm: Câu chuyện Cà Mau | /PublishingImages/2019-11/Chi phí nuôi xe công 12_Key_03112019083858.000 tỷ năm Câu chuyện Cà Mau_1_Key_03112019083858.jpeg | Thời gian đầu còn khó khăn, tâm lý lãnh đạo các sở, ngành còn rất nặng nề vì từ bỏ xe công là từ bỏ đi cái quyền của họ...
| 10/23/2019 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Dư luận đang xôn xao trước thông tin mà Kiểm toán nhà nước vừa công bố. Theo báo cáo về việc sử dụng xe công trên cả nước trong năm 2019, cả nước có gần 40.000 xe ô tô công với chi phí bình quân hơn 300 triệu đồng/xe/năm, ngân sách nhà nước phải chi hơn 12.000 tỷ đồng để nuôi xe công mỗi năm. Tại thời điểm này, câu chuyện khoán xe công ở Cà Mau được nhiều người quan tâm. Sau một năm triển khai thực hiện Đề án thí điểm quản lý xe ô tô công tập trung (từ ngày 01/10/2018 đến 01/10/2019), ông Đoàn Quốc Khởi - Giám đốc Sở Tài chính Cà Mau cho biết, mỗi năm đơn vị tiết kiệm được cho ngân sách địa phương hàng chục tỉ đồng.

Khoán
xe công giúp Cà Mau tiết kiệm hàng chục tỉ cho ngân sách. Ảnh minh họa
Để bảo đảm thực hiện tốt việc vận hành xe, Cà Mau giao Trung tâm Dịch vụ tài chính công trực thuộc Sở Tài chính) tiếp nhận 143 xe công và tiếp nhận 67 nhân viên lái xe từ các đơn vị chuyển về. Trên cơ sở đó, đã tiến hành chọn lựa chọn 82 xe để phục vụ (67 xe phục vụ chính thức và 15 xe dự phòng), thực hiện điều chuyển 6 xe và trình cơ quan có thẩm quyền thanh lý 54 xe. Ông Khởi cho biết, sau 1 năm thực hiện, hiện nay địa phương đã giảm được số đầu xe ô tô hiện có tại các đơn vị từ 138 xe xuống còn 78 xe. Giảm số lượng lái xe tại các đơn vị từ 109 người xuống còn 69 người. Giảm chi phí, diện tích xây dựng nơi quản lý xe, khai thác tối đa hiệu quả công suất của xe. Tính chung, Cà Mau tiết kiệm cho ngân sách mỗi năm trên 17 tỷ đồng. Thống kê cụ thể từ Sở Tài chính cho hay, tính từ ngày triển khai đề án đến ngày 01/10/2019 có tổng số 7.008 lượt đăng ký sử dụng xe ô tô công. Ngày nhiều nhất có 57 lượt, ngày thấp nhất có 10 lượt đăng ký (không tính ngày nghỉ), có nhiều chuyến đi dài ngày, cao nhất là 12 ngày và cũng có nhiều chuyến đi công tác xa như các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đắk Lắk, Phú Yên, Vũng Tàu,... Cà Mau cũng bố trí đủ các loại xe từ 4 chỗ, 7 chỗ, 10 chỗ, 12 chỗ, 16 chỗ, 25 chỗ, 29 chỗ, 36 chỗ luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các đơn vị, việc sử dụng xe sẽ phù hợp với số lượng người đi công tác. Cách làm như vậy đã tránh được tình trạng trước kia đơn vị chỉ có 1 xe 7 chỗ thì khi đi 10 người không đủ chỗ ngồi phải thuê dịch vụ bên ngoài, khi đi 1 người dùng xe 7 chỗ thì dư chỗ ngồi, gây lãng phí nhiên liệu. Cách điều hành trên cũng giải quyết được vấn đề cùng một cơ quan có nhiều lãnh đạo đi công tác một lúc. Hiện tại, trung bình mỗi ngày có khoảng 30 lượt xe đi, với khoảng hơn 60 xe đang quản lý Trung tâm điều hành luôn bảo đảm tốt các hoạt động đi lại cho các cán bộ. Hiện tượng sử dụng xe công vào việc riêng cũng được chấm dứt hoàn toàn. "Việc tập trung xe về một đầu mối đã giải quyết được tình trạng này, đây là lợi ích của các đơn vị đồng thời tiết kiệm ngân sách nhà nước", ông Khởi nói. Theo ông Khởi, đến thời điểm hiện tại, có hơn 100 đơn vị sử dụng xe ô tô công. Đa số các đơn vị tỏ ra hài lòng về chất lượng phục vụ, khả năng đáp ứng nhanh chóng và kịp thời theo yêu cầu công tác. Xe được đảm bảo an toàn tuyệt đối, có bộ phận theo dõi lịch trình, bảo dưỡng theo định kỳ, sửa chữa có kế hoạch do đó tài sản nhà nước được giữ gìn và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm cho ngân sách. Số lượng nhân sự làm việc tại các cơ quan, cũng tinh giảm, gọn nhẹ, không phải thực hiện các hoạt động quản lý, bảo trì, sửa chữa và thực hiện các thủ tục đăng kiểm xe ô tô theo quy định. Thêm vào đó, việc thực hiện cơ chế định mức khoán nhiên liệu khi sử dụng xe công tương đối phù hợp với định mức khoán tại đơn vị được ban hành theo Quy chế chi tiêu nội bộ đã giúp tiết kiệm được chi phí trong việc sửa chữa, bảo dưỡng và các khoản chi khác cho phương tiện. Đối với những xe thuộc diện thanh lý đang trong quá trình tổ chức bán đấu giá theo luật, dự kiến thu về cho ngân sách 6 tỷ đồng. "Việc thanh lý xe hư hỏng, xuống cấp này góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, giảm chi phí sửa chữa xe khi không còn đạt hiệu quả kinh tế, đồng thời đảm bảo được sự an toàn cho người đi xe", ông Khởi thông tin. Ông Khởi chia sẻ, có được kết quả trên là nhờ ý chí và trách nhiệm chỉ đạo quyết liệt của phía lãnh đạo chính quyền địa phương. "Thời gian đầu thực hiện chúng tôi cũng đối diện với rất nhiều khó khăn. Về mặt tâm lý không dễ nhận được sự ủng hộ từ phía lãnh đạo các sở, ngành vì từ bỏ xe công là từ bỏ đi cái quyền được quản lý tài sản, quản lý xe của lãnh đạo. Tuy nhiên, sau một năm triển khai Cà Mau đang nhận được sự ủng hộ của hầu hết các cấp chính quyền địa phương", ông Khởi giãi bày. Lam Nguyễn Nguồn https://baodatviet.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/zmccye2t.wav | | Đến Cà Mau trải nghiệm du lịch sinh thái - cộng đồng | Tin tức Cà Mau | Tin | | Đến Cà Mau trải nghiệm du lịch sinh thái - cộng đồng | /PublishingImages/2019-11/Đến Cà Mau trải nghiệm du lịch sinh thái - cộng đồng_3_Key_02112019164711.jpeg | Cà Mau luôn có sức hút mạnh mẽ đối với du khách bởi đây là mảnh đất thiêng liêng ở địa đầu cực Nam của Tổ quốc, nơi "Đất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi". Trước đây do điều kiện giao thông chưa thuận tiện nên việc phát triển sản phẩm du lịch ở Cà Mau còn đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như sự kỳ vọng của du khách.
| 10/21/2019 2:00 PM | No | Đã ban hành | | Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự quyết liệt của cơ quan chuyên môn, Cà Mau đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn trong đó sản phẩm nổi trội là "du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng" tại khu vực Đất Mũi và U Minh Hạ.

Đây
là tuyến du lịch đặc trưng với hệ sinh thái rừng ngập mặn, du khách tham gia
nhiều hoạt động như chụp ảnh lưu niệm tại Mốc tọa độ GPS 0001, Tiểu cảnh Pano
Mũi Tàu, Cột cờ Hà Nội;

Khám
phá các tuyến du lịch xuyên rừng và khu bãi bồi lấn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau. Tại các hộ du lịch đồng có chương trình cho du khách một ngày làm nông dân
với các hoạt động: soi ba khía, sổ vuông tôm, đuổi cá, đặt lọp cua, đờn ca tài
tử.

Theo
thống kê của tỉnh Cà Mau, trong 9 tháng năm 2019 đã đón hơn 1,157 triệu lượt
khách, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 22.600
lượt, tăng 4,4% so với cùng kỳ; khách trong nước đạt 1,134 triệu lượt, tăng
15,7% so với cùng kỳ.

Tổng
doanh thu của ngành du lịch trong 9 tháng qua đạt trên 1.860 tỷ đồng, tăng 11%
so với cùng kỳ.


Cùng
với đó, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đất Mũi 2019 dự kiến diễn ra trong 6 ngày, từ
ngày 10 - 15/12. Địa điểm tập trung trên địa bàn thành phố Cà Mau và huyện Ngọc
Hiển, hứa hẹn sẽ đón nhiều lượt khách đến với tỉnh vào dịp cuối năm.

Ngoài
ra, Cà Mau còn có tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nuôi trồng
thủy sản và phát triển du lịch sinh thái, với trên 100.000 ha rừng tràm, rừng
đước ngập nước đặc trưng đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế
giới.

Vườn
quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích khoảng 42.000 ha và Vườn quốc gia U Minh Hạ
có diện tích trên 8.200 ha đang được quy hoạch, kêu gọi các dự án đầu tư phát
triển du lịch, nhất là phát triển du lịch sinh thái xứng tầm trong tương lai
không xa.

Chiến
lợi phẩm sau chuyến đi bắt mật ong rừng

Theo
kế hoạch, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2019 sẽ đón trên 1,660
triệu lượt khách du lịch (tăng hơn 10% so với năm 2018); trong đó, khách quốc
tế khoảng 28.000 lượt. Doanh thu ước đạt 2.420 tỷ đồng.

Đến năm 2030, Cà Mau bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn làm động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, theo đó sẽ hoàn thiện hệ thống cơ sơ vật chất kỹ thuật đồng bộ; phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, sức cạnh tranh cao. Giai đoạn 2020 – 2030 phấn đấu đón khoảng 2,6 triệt lượt khách; trong đó, 110.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 7.200 tỷ đồng, tạo việc làm cho 53.000 lao động trong lĩnh vực du lịch Hoàng Tỷ Nguồn https://congthuong.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/4tbu4qaa.wav | | Cà Mau: 19 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau: 19 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh | /PublishingImages/2019-10/Cà Mau 19 sản phẩm công nghiệp nông thôn_2_Key_31102019144731.jpeg | UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định công nhận 19 sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019.
| 10/21/2019 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Theo đó, 19 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được UBND tỉnh Cà Mau công nhận gồm: bánh phồng tôm của Hợp tác xã (HTX) bánh phồng tôm Hàng Vịnh Năm Căn; bánh phồng tôm và muối tôm của HTX Tân Phát Lợi; bánh phồng tôm của Công ty TNHH sản xuất - thương mại - xây dựng Phúc Thịnh; chả cá phi của HTX Hưng Hiệp Tiến; chuối xiêm sấy khô của cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng; dưa bồn bồn của HTX bồn bồn Đông Hưng (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước); gạo sạch Minh Tâm của HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Tâm; cá khô bổi của cơ sở Trần Văn Tám, ấp Kinh Củ; khô mực của Công ty TNHH Mỹ Thuyền; mật ong Ubee của Công ty TNHH Công nghệ Ubee; nước mắm Mạch Long của Công ty TNHH MTV sản xuất - thương mại - xuất khẩu Đại Phát; nước mắm Diệu Hương, cơ sở Lê Minh Thành; tôm khô sinh thái của HTX Tài Thịnh Phát Farm; tôm khô bóc vỏ của cơ sở Lê Minh Sang; tôm sấy của Công ty TNHH Đại Đô Cà Mau; đũa đước của cơ sở Huỳnh Thanh Phong; máy cho tôm ăn tự động của cơ sở Nguyễn Hải Đăng; túi xách Vĩnh Hảo của cơ sở Nguyễn Mộng Nghi.

Gạo sạch Minh Tâm của HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Tâm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019
Đây là những sản phẩm nổi trội, đại diện cho các nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu, có lợi thế của địa phương. Việc công nhận các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh là cơ sở để tiếp tục hỗ trợ các cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong thời gian tới. Ông Nguyễn Văn Đô - Giám đốc Sở Công Thương Cà Mau - đánh giá, việc bình chọn và tôn vinh sản phẩm CNNT tiêu biểu nhằm thu hút, khuyến khích động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tích cực hơn nữa trong việc duy trì phát triển sản xuất sản phẩm chất lượng cao, tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương. Đây cũng là dịp để các cơ sở quảng bá sản phẩm, thương hiệu với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, đồng thời, học hỏi kinh nghiệm, khắc phục, hoàn thiện liên kết trong khâu sản xuất sản phẩm. Hoàng Tỷ Nguồn https://congthuong.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/igcme2wt.wav | | Xã nghèo biên giới biển về đích nông thôn mới | Tin tức Cà Mau | Tin | | Xã nghèo biên giới biển về đích nông thôn mới | /PublishingImages/2019-10/Xã nghèo biên giới biển về đích nông thôn mới_1_Key_18102019152025.jpg | Biên phòng - Xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau được chọn chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện năm 2018. Đây là xã có xuất phát điểm thấp trên tất cả các tiêu chí, điều kiện đi lại khó khăn, kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, giao thông chủ yếu bằng đường thủy, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, một bộ phận nhỏ làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Cùng với nỗ lực của địa phương, những người lính của Đồn Biên phòng Khánh Tiến đã có nhiều đóng góp quan trọng để Khánh Tiến "về đích" nông thôn mới 2019.
| 10/18/2019 3:00 PM | No | Đã ban hành | | 
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Khánh Tiến giúp dân xây dựng nhà. Ảnh: Lê Khoa Đoàn kết vượt khó Ông Nguyễn Thanh Vũ, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Tiến cho biết: Cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự ủng hộ nhiệt tình của người dân đã tạo điều kiện cho xã Khánh Tiến hoàn thành tiêu chí xã NTM. Từ địa phương khó khăn về giao thông thì hiện nay, xã đã có 4,2km đường nông thôn được nhựa hóa, 57km đường trục ấp, liên ấp được bê tông hóa, đạt 100% theo tiêu chuẩn NTM. Ngoài ra, đường xóm nhánh đã được cứng hóa 12,5km, đạt 62%, các tuyến còn lại cũng đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống lưới điện được đầu tư với tổng chiều dài gần 114km, kinh phí khoảng 100 tỷ đồng, đảm bảo phục vụ trên 98% hộ dân được sử dụng điện thường xuyên và an toàn. 3 trường học trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng điều kiện dạy và học của con em vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã được xây dựng với quy mô 5.000m2, trở thành địa điểm tập hợp và duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao như: Cầu lông, đá cầu, cờ tướng, giao lưu đờn ca tài tử... đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân. Thượng tá Tô Thanh Ngoan, Chính trị viên Đồn Biên phòng Khánh Tiến cho biết, đứng chân trên địa bàn, vì vậy, Đồn Biên phòng Khánh Tiến đã phối hợp chặt chẽ với địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới", "Chung tay giúp đỡ người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau"; thường xuyên nắm tình hình, quản lý đối tượng, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới", xây dựng 26 Tổ tự quản an ninh trật tự/78 thành viên, 1 Tổ tàu thuyền an toàn/10 tàu đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả, góp phần giúp địa phương đạt tiêu chí về bảo đảm an ninh trật tự. Đơn vị cũng thường xuyên tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn nắm chắc nội dung về Luật Đất đai năm 2013, luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật Biên giới quốc gia năm 2015, Luật Biển Việt Nam năm 2012 và Nghị định 71/2005/NĐ-CP ngày 3-9-2015 của Chính phủ. Đồng thời tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương thành lập và duy trì hiệu quả mô hình "Ấp tự quản an ninh trật tự" tại ấp 11 và "Ấp không có tội phạm và tệ nạn xã hội" tại ấp 12, xã Khánh Tiến. Qua đó, đã nâng cao ý thức cảnh giác và khích lệ tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn. Nâng cao chất lượng các tiêu chí Để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững, Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các ngành, đoàn thể của xã và các ấp tăng cường hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo về mọi mặt. Trong đó, ưu tiên chọn các mô hình phù hợp với điều kiện của từng hộ, phân công đảng viên giúp hộ nghèo, quan tâm tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách để đầu tư phát triển các mô hình hiệu quả như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, mua bán nhỏ, trồng màu... Đến nay, xã còn 107 hộ nghèo, chiếm 3,65% và 136 hộ cận nghèo, chiếm 4,63%, giảm 327 hộ so với năm 2016 (15,31%), tương đương giảm 11,66%. Sau hơn 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Khánh Tiến đã đạt 18/19 tiêu chí (không thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại) và đã được UBND tỉnh Cà Mau công nhận đạt NTM vào cuối tháng 9 vừa qua. Là xã thuần nông, sản xuất của người dân phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, thiên nhiên nên việc canh tác gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là những hộ đồng bào Khmer nghèo thiếu tư liệu sản xuất. Cùng với địa phương từng thực hiện chương trình NTM, Đồn Biên phòng Khánh Tiến làm chủ dự án, bảo lãnh cho 20 hộ nghèo trong xã vay 100 triệu đồng để phát triển sản xuất. Nhờ thường xuyên động viên, chỉ dẫn nông dân cách trồng trọt, chăn nuôi nên phần lớn hộ được vay vốn sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, cải thiện được cuộc sống. "Phát huy kết quả ấy, đơn vị tiếp tục bảo lãnh cho 13 hộ nghèo trong xã vay tổng số tiền 100 triệu đồng để mua sắm ngư lưới cụ, cây trồng, vật nuôi... để phát triển kinh tế gia đình. Hằng năm, chúng tôi còn phối hợp với y, bác sĩ ở Bộ Chỉ huy BĐBP Cà Mau tổ chức nhiều đợt thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con trong xã" – Thượng tá Tô Thanh Ngoan nhấn mạnh. Lê Khoa Nguồn http://www.bienphong.com.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/s1haznio.wav | | Bộ VHTTDL thẩm định Báo cáo KTKT tu bổ di tích đình Tân Hưng, tỉnh Cà Mau | Tin tức Cà Mau | Tin | | Bộ VHTTDL thẩm định Báo cáo KTKT tu bổ di tích đình Tân Hưng, tỉnh Cà Mau | /PublishingImages/2019-10/Bộ VHTTDL thẩm định Báo cáo KTKT tu bổ di tích đình Tân Hưng, tỉnh Cà Mau_1_Key_18102019151345.jpg | Bộ
VHTTDL đã có văn bản gửi UBND tỉnh Cà Mau về việc thẩm định Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật tu bổ di tích đình Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà
Mau.
| 10/18/2019 8:00 AM | No | Đã ban hành | | 
Di tích Đình Tân Hưng. Nguồn: camau.gov.vn Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đình Tân Hưng với nội dung tôn tạo Ao sen. Tuy nhiên, Bộ VHTTDL đề nghị bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung: Về phần thuyết minh: Bổ sung Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Về nội dung hồ sơ: Đối với hạng mục lan can nghiên cứu phương án dùng bê tông sơn giả gỗ thay thế chất liệu thép để phù hợp với cảnh quan di tích; Bổ sung ảnh màu hiện trạng di tích đình Tân Hưng và thêm một số ảnh chi tiết Ao sen theo đúng quy định về kích thước ảnh. Bộ VHTTDL có ý kiến, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan liên quan bổ sung, hoàn thiện Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thông báo rộng rãi nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tại địa phương để tạo sự đồng thuận và triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật hiện hành./. Thanh Thủy Nguồn http://toquoc.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/uzkv1a0c.wav | | Thành công trên cây cà phê với NPK Cà Mau | Tin tức Cà Mau | Tin | | Thành công trên cây cà phê với NPK Cà Mau | /PublishingImages/2019-10/Thành công trên cây cà phê với NPK Cà Mau_2_Key_18102019150147.jpg | Gắn bó mảnh đất Bảo Lộc bao năm là chừng ấy thời gian anh Lê Quốc Tuấn luôn trăn trở phương pháp tăng năng suất cây cà phê qua từng mùa.
| 10/17/2019 3:00 PM | No | Đã ban hành | | 
Sử dụng phân bón Đạm Cà Mau giúp anh Tuấn tăng năng suất cây cà phê của gia đình.
Tuy điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng Lâm Đồng ưu ái cây cà phê cùng một số cây công nghiệp khác thuận lợi phát triển. Nhưng "ơn trời mưa nắng phải thì", anh Tuấn cùng bà con nông dân vẫn chưa thể chủ động tối ưu năng suất, tăng sức đề kháng cho cây, ra hoa kết trái sai cành. Trước đây, anh sử dụng phân bón khác cho toàn 4 ha diện tích canh tác, thu sản lượng 4 tấn/ha. Trừ hết chi phí vốn, công cán, lợi nhuận còn lại không nhiều. Chưa kể gặp mùa dịch bệnh cây chết, hay trúng mùa nhưng rớt giá, thì công và của cũng vùi theo rẫy cà phê. Anh Tuấn biết đến sản phẩm phân bón Đạm Cà Mau phù hợp đặc trưng cây trồng, thổ nhưỡng Tây Nguyên. Từ năm 2015 sử dụng ure xanh Cà Mau, mùa màng bắt đầu khởi sắc. Quá trình trải nghiệm từ 2017 cho đến nay bằng dòng NPK 16-16-8 và 19-9-19 đưa anh từng bước đạt mục tiêu ấp ủ bấy lâu với cây cà phê. Thành công chưa bao giờ dễ dàng. Ròng rã mấy năm liền thử nghiệm, tìm hiểu kỹ tính chất từng loại phân bón, vun chăm đúng kỳ phát triển cây, theo dõi phản ứng và kịp thời điều chỉnh liều lượng. "Vừa duy trì kiểu canh tác truyền thống bao đời nay vẫn làm để đảm bảo mùa màng, vừa thử phương pháp mới nên vất vả gấp đôi. Nhưng cứ nghĩ nếu thành công, không chỉ mình được lợi mà biết đâu còn giúp được bà con xung quanh tăng sản lượng hơn nữa, kiếm lời nhiều hơn thì tự nhiên không còn thấy mệt nữa", anh Tuấn tâm sự.

Sản phẩm phân bón Đạm Cà Mau phù hợp đặc trưng cây trồng, thổ nhưỡng Tây Nguyên.
Là công việc nhưng cũng là niềm đam mê lớn nhất đời, anh Tuấn "thuộc nằm lòng" tháng nào, mùa nào cà phê phát triển đến đâu, dễ bị nhiễm bệnh gì, cần chất dinh dưỡng nào, liều lượng bao nhiêu. Vòng đời 365 ngày từ phát triển cho đến ra hoa kết trái, cà phê phải trải qua bao nắng mưa. Bệnh lý ảnh hưởng nhất là sâu, nấm và gỉ sắt, bùng phát bất cứ giai đoạn nào của cây làm khô hết lá và chết. Cho đến khi biết và sử dụng NPK 16-16-8 và 19-9-19, anh Tuấn như "hổ mọc thêm cánh", bón đều theo từng giai đoạn để phát huy tốt nhất tính năng của phân bón, cho cây cứng cáp, tăng độ bền, xanh lá, tăng sức đề kháng giúp cây khỏe đến hết mùa. Giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật mà trái vẫn to đều, bóng bẩy. Ra thăm vườn, anh Lê Quốc Tuấn chỉ tay về rẫy cà phê rực trái cũng như nét mặt anh hồ hởi. Thành quả cần lao là đây, qua 5 giai đoạn chăm bón, theo dõi sát sao, điều chỉnh kịp thời. "Có bí kíp, đổi cách làm, được mùa vàng. Tôi còn mong muốn sắp tới tổ chức gặp gỡ chia sẻ cho bà con để nhiều người cũng được thành công như mình". Trên 4 ha canh tác, nay anh Tuấn thu đến 24 tấn thay vì 16 tấn trước đây. Cho đến thu hoạch, cây vẫn khỏe mạnh, có cây dù 60 tuổi vẫn cho năng suất tốt nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và phân bón. Không tiết kiệm vì muốn cây đạt dinh dưỡng tốt nhất, bù lại cùng liều lượng, anh Tuấn chăm bón được cho 1.700 gốc/ha trong khi nhiều bà con chỉ trồng 1.000 gốc. Trừ hết chi phí anh lời 125 triệu đồng/ha mùa này. Có năm cà phê được giá 50.000 đồng/kg thì anh lãi to đến 220 triệu đồng/ha. Cà phê Việt Nam đã vươn xa thế giới, có hương vị của Cao Nguyên Lâm Đồng. Phần nào trong đó là công sức, đóng góp của những nông dân như anh Lê Quốc Tuấn. Như Loan Nguồn https://baodautu.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/x2vq32me.wav | | Cà Mau: 474 thí sinh đạt giải Kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau: 474 thí sinh đạt giải Kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh | /PublishingImages/2019-10/Cà Mau 474 thí sinh đạt giải Kỳ thi học sinh giỏi_1_Key_18102019145102.jpg | Theo thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, năm học 2019 - 2020 có 474 thí sinh đạt giải.
| 10/17/2019 9:00 AM | No | Đã ban hành | | 
Quang cảnh buổi khai mạc kỳ thi HS giỏi THPT cấp tỉnh
Toàn tỉnh Cà Mau có hơn 940 thí sinh đại diện cho hơn 20 ngàn học sinh của 32 trường THPT trong tỉnh tham dự kỳ thi này. Trường có thí sinh tham gia nhiều nhất là THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (157 thí sinh); thứ nhì là THPT Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi (91 thí sinh); thứ ba là THPT Hồ Thị Kỷ, TP Cà Mau (80 thí sinh); trường có thí sinh tham dự ít nhất là THPT Khánh An, huyện U Minh (1 thí sinh). Kết quả, có 474 thí sinh đạt giải (chiếm tỷ lệ hơn 50% thí sinh đăng ký dự thi), trong đó, gồm: 14 giải nhất, 78 nhì, 143 giải ba và 239 giải khuyến khích. Trường có thí sinh đạt giải nhiều nhất là THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau (đạt 117 giải); Trường THPT Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi (đạt 69 giải) và Trường THPT Cái Nước, huyện Cái Nước (đạt 37 giải). Từ kết quả này, thí sinh đạt từ giải ba trở lên sẽ tiếp tục tham gia thi lần 2, để chọn vào đội tuyển ôn luyện chuẩn bị thi học sinh giỏi quốc gia năm 2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Thông Sắc Nguồn https://giaoducthoidai.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/os3xbwyh.wav | | “Cởi trói” cho cua Cà Mau | Tin tức Cà Mau | Tin | | “Cởi trói” cho cua Cà Mau | /PublishingImages/2019-10/Cởi trói cho cua Cà Mau_1_Key_18102019140218.jpeg | Cua biển Cà Mau nổi tiếng cả nước và được nhiều người ưa chuộng, chính vì thế mà cua xứ này thường bị các nơi khác mạo danh.
| 10/14/2019 2:00 PM | No | Đã ban hành | | 
Cua Năm Căn được xem là ngon nhất xứ Cà Mau Là một thương lái mua bán cua nổi tiếng tại thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau), đồng thời là người thường xuyên cung cấp cua cho đối tác nước ngoài, ông Lê Quốc Việt cho biết: "Rất buồn vì đi từ trong Nam ra tới tận Móng Cái (Quảng Ninh) đều thấy bảng "cua biển Cà Mau". Ngoài ra, nhiều người bán cua xô trên các vỉa hè ở ĐBSCL, TPHCM... với giá rẻ bèo, cũng nói là cua Cà Mau. Trong khi đó, cua chính hiệu thì không thể có giá như vậy". Theo những người dân bản địa xứ Cà Mau thì cua biển nhiều nơi khác vẫn ngon. Tuy nhiên, tại Cà Mau có một số vùng ven biển như huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi (vùng Nam Cà Mau)… nguồn nước mặn quanh năm, biên độ thủy triều lớn, nước biển mang nhiều phù sa, có hệ thống rừng đước đặc trưng nên cua biển ở đây ngon hơn các nơi khác. Con cua rất chắc, nhiều thịt, nhiều gạch và béo. Khi nói đến cua biển Cà Mau, thật thiếu sót nếu không về huyện Năm Căn và thưởng thức cua biển ở đây. Cua biển vùng này được mệnh danh là ngon nhất xứ Cà Mau và đã được cấp nhãn hiệu tập thể với tên gọi "Cua Năm Căn - Cà Mau". Cua vùng này thường có giá cao hơn các vùng khác của tỉnh Cà Mau. Giới thương lái cũng hay về đặt trụ sở thu mua cua Năm Căn, sau đó đưa đi xuất khẩu, hoặc cung ứng các nhà hàng, đầu mối lớn ở TPHCM hoặc các tỉnh, thành khác. Theo ông Võ Quốc Việt, những thương lái trong nghề khi cầm con cua lên có thể nhận biết được con cua xuất xứ từ huyện Năm Căn hay vùng khác. Ngoài ra, rất dễ phân biệt được con cua nào chắc thịt, thịt ngon và nhiều gạch ra sao; song, đối với người tiêu dùng thì không phải ai cũng biết, cũng phân biệt được cua biển Cà Mau hay cua biển ở địa phương khác. Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện những bức ảnh, clip làm "dậy sóng" về con cua biển Cà Mau. Mua cua biển ngoài chợ hay qua mạng thì 1kg cua có hơn 0,3kg dây trói. Theo chia sẻ của giới thương lái chuyên thu mua cua biển, thông thường cua biển từ ao nuôi đưa ra tới chợ và đến tay người tiêu dùng, đã phải qua 3 lần dây trói. Ban đầu người nuôi khi bắt cua trói dây vải nhỏ bằng ngón tay út. Sau đó, thương lái mua cua về, cắt bỏ dây trói này và trói lại bằng dây khác lớn hơn, làm cho con cua nặng hơn. Bước cuối cùng (người bán cua hoặc thương lái), tùy theo nhu cầu của khách hàng mà trói dây lớn hay nhỏ, tùy theo giá tiền giao dịch. Cũng có một số thương lái hoặc người bán gian dối bằng cách lấy dây ngâm nước nhiều ngày, hoặc chôn dây buộc dưới bùn cho nặng, sau đó đem trói cua làm tăng thêm trọng lượng. Theo ông Huỳnh Hùng Anh, Phó chủ tịch Hội Thủy sản huyện Năm Căn (đơn vị quản lý nhãn hiệu tập thể Cua Năm Căn - Cà Mau), những trường hợp này là hành vi gian lận thương mại. Không những thế, khi dùng dây buộc nhiều như vậy sẽ làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước thực trạng "vàng thao lẫn lộn", ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã có chỉ đạo UBND huyện Năm Căn và các ngành liên quan sớm nghiên cứu về dây trói cua biển đơn giản hơn, làm sao cho khách hàng có thể nhận biết được cua Năm Căn - Cà Mau, đồng thời dây trói cua cũng cần thể hiện tính thẩm mỹ. Ông Võ Văn Hành, Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, cho biết: "Huyện chỉ đạo Ban quản lý nhãn hiệu tập thể cua Năm Căn - Cà Mau nghiên cứu dây trói phải thể hiện rõ thông tin logo của nhãn hiệu và có mã vạch để truy xuất nguồn gốc; trọng lượng dây trói phải hợp lý nhằm tránh những phiền hà của khách hàng như thời gian qua". TẤN THÁI Nguồn https://www.sggp.org.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/kaaw45h0.wav | | Ruốc được mùa, giá rớt thảm | Tin tức Cà Mau | Tin | | Ruốc được mùa, giá rớt thảm | /PublishingImages/2019-10/Ruốc được mùa, giá rớt thảm_1_Key_18102019104329.jpeg | Mùa vụ đánh bắt ruốc vùng ven biển Tây tỉnh Cà Mau vừa bắt đầu điệp khúc "trúng mùa, rớt giá".
| 10/14/2019 10:00 AM | No | Đã ban hành | | 
Vận chuyển ruốc lên bờ sau chuyến biển Vào thời điểm này, ngư dân ven biển Tây thuộc huyện Trần Văn Thời, U Minh, Phú Tân... (tỉnh Cà Mau) đánh bắt ruốc. Những lão ngư nơi đây cho biết, vụ mùa đánh bắt ruốc thường bắt đầu từ Tết Đoan Ngọ và kéo dài 4- 5 tháng. Sau những ngày biển động, sẽ có khoảng thời gian vài ngày biển êm, ruốc từ ngoài khơi vào mé bờ. Bà con ngư dân gọi là "nước ruốc", dùng te chủ (dụng cụ chuyên dụng) để đánh bắt ruốc. Những con nước ruốc vừa qua, ngư dân đánh bắt được sản lượng khá lớn, trúng mùa ngay từ đầu. Ông Võ Văn Quân, ở xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời) cho biết: "Khoảng 6 giờ sáng đi ra biển, kéo lưới bắt ruốc, để trưa về kịp phơi nắng, cũng được vài trăm ký mỗi ngày". Theo nhiều bà con ngư dân có kinh nghiệm khai thác ruốc, mùa ruốc năm nay trúng đậm hơn; Kể cả đánh bắt bằng phương tiện nhỏ, ven bờ cũng kiếm vài triệu đồng mỗi chuyến đi biển trong thời gian ngắn. Bà Phan Thị Nga, ở xã Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời) cho biết, trong 3 năm lại đây, năm nay trúng mùa ruốc nhất. Nhiều gia đình đánh bắt được 2 tấn ruốc tươi. Bà Nga nhớ lại: "Những con nước trước, bà con bán giá 8 - 10 ngàn đồng/kg nhưng 2 nước ruốc gần nhất, giá ruốc tươi chỉ còn 4 - 5 ngàn đồng/kg". Cũng theo bà con ngư dân, ruốc tươi được bà con bán ngay cho thương lái hoặc có vốn thì trữ lại, phơi khô, rồi bán cho các vựa mua thủy sản. Bà Trần Thị Hằng, người dân ở xã Khánh Hảo, huyện Trần Văn Thời, nói: "Hiện thương lái đang thu mua ruốc khô với giá khoảng 20 - 25 ngàn đồng/kg, thấp hơn khoảng 30% so với năm trước". Nguyên Hương Nguồn https://www.tienphong.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/nzjwsrnu.wav | | Nuôi la liệt, lổm ngổm ba ba dưới ao bèo mà thành "vua" ở đất Mũi | Tin tức Cà Mau | Tin | | Nuôi la liệt, lổm ngổm ba ba dưới ao bèo mà thành "vua" ở đất Mũi | /PublishingImages/2019-10/Nuôi la liệt, lổm ngổm ba ba dưới ao bèo mà thành vua ở đất Mũi_4_Key_16102019164144.jpeg | Từ 3.000 con ba ba giống được mua từ tỉnh Đồng Tháp, vừa nuôi và đúc kết kinh nghiệm, đến nay đàn ba ba của anh Huỳnh Văn Khánh, ấp 1, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau có tới 1.200 ba ba bố mẹ đang đẻ.
| 10/13/2019 2:00 PM | No | Đã ban hành | | Hiện nay, trong ao nuôi thương phẩm của anh Khánh có trên 10.000 con ba ba thịt đủ kích cỡ, trên 4.000 ba ba giống đạt cỡ bán. Với quy mô, thành công từ mô hình này anh Khánh được người dân trong xã mệnh danh là "vua" ba ba.

Từ nhập con giống, hiện anh Khánh trở thành chủ trang trại cung ứng ba ba thịt và con giống xuất ngược lại các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ… Ngoài cung ứng ba ba giống cho người dân trong tỉnh, anh Khánh còn bao tiêu, thu mua ba ba thịt, được các đầu mối đến tận nhà thu mua với số lượng từ 40 kg trở lên không hạn chế số lượng. Hiện nay, ba ba loại 1 giá 300 nghìn đồng, loại 2 giá 250 nghìn đồng và loại 3 giá 150 - 220 nghìn đồng.

Diện tích quanh vườn của anh Khánh đã trở thành bể nuôi ba ba

Anh Khánh đang chăm sóc trứng ba ba sau khi đẻ để đạt tỷ lệ nở cao nhất

Tận dụng nguồn thức ăn cá phi và cá phân từ biển cho ba ba ăn. Anh Khánh còn, mở rộng quy mô trên 10.000 m2 nuôi ba ba cho thu nhập từ năm 2018 đến nay trên 300 triệu đồng.


Từ vài chục m2, đến nay nay diện tích nuôi ba ba của gia đình anh Huỳnh Văn Khánhđã tăng lên trên 10.000 m2

Chăm sóc đúng kỹ thuật, từ ba ba giống sau 18 tháng đạt trọng lượng từ 1,3 - 1,5 kg/con
Theo Diệp Lữ/Tạp chí Thuỷ sản Nguồn https://doanhnghiepvn.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/atgrrc3v.wav | | Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” về Đất Mũi - Cà Mau | Tin tức Cà Mau | Tin | | Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” về Đất Mũi - Cà Mau | /PublishingImages/2019-10/Hành trình Tôi yêu Tổ quốc tôi về Đất Mũi - Cà Mau_1_Key_16102019142602.jpeg | Ngày 13-10, tại Khu Du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" năm 2019.
| 10/13/2019 8:00 AM | No | Đã ban hành | | Tham dự Hành trình tại Đất Mũi có đại diện Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Cà Mau và trên 500 đoàn viên thanh niên tiêu biểu các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" có nhiều hoạt động ý nghĩa như thực hiện công trình thắp sáng đường quê tại xã Đất Mũi, tặng cờ Tổ quốc cho 100 ngư dân,... Ngoài ra, các đại biểu tham gia hành trình còn có hoạt động nhặt rác khu vực biển, trồng cây khu vực bãi bồi, tìm hiểu những câu chuyện lịch sử gắn với địa danh Đất Mũi; giao lưu tại không gian văn hóa Đờn ca tài tử Nam Bộ...

Đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" chụp ảnh lưu niệm tại công trình thắp sáng quê hương tại Đất Mũi Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" là hoạt động trọng tâm chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019-2024. Thông qua hành trình kêu gọi tinh thần xung kích, sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ; xây dựng hình mẫu thanh niên trong thời kỳ mới và tinh thần tình nguyện của thanh niên Việt Nam trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. TẤN THÁI Nguồn https://www.sggp.org.vn
| False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/p5oehoon.wav | | Hạ tầng giao thông Cà Mau ra sao sau 10 năm xây dựng nông thôn mới? | Tin tức Cà Mau | Tin | | Hạ tầng giao thông Cà Mau ra sao sau 10 năm xây dựng nông thôn mới? | /PublishingImages/2019-10/Hạ tầng giao thông Cà Mau ra sao sau 10 năm xây dựng nông thôn mới_1_Key_16102019141645.jpg | Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng giao thông ở Cà Mau phát triển nhanh.
| 10/9/2019 10:00 AM | No | Đã ban hành | | 
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: G.M Ngày 8/10, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn. Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, tổng nguồn lực đầu tư cho Chương trình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2019 là hơn 5.923,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách các cấp hơn 3.054,4 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã hơn 444,7 tỷ đồng; vốn tín dụng hơn 768,4 tỷ đồng; vốn dân góp hơn 1.655,9 tỷ đồng. Toàn tỉnh đạt được 1.119 tiêu chí, bình quân đạt 13,65 tiêu chí/xã, tăng gần gấp 4 lần so với thời điểm xuất phát năm 2010 (3,5 tiêu chí/xã). Có 30/82 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 36,6% (tăng 15,9% so với năm 2015, tăng 36,6% so với năm 2010). Cũng theo UBND tỉnh Cà Mau, đặc biệt, qua 10 năm, hệ thống giao thông đường bộ phát triển nhanh, đã xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến giao thông bộ đến trung tâm các huyện, trung tâm các xã. Đã bố trí nguồn vốn ngân sách và huy động nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn đạt kết quả cao; có 35/82 xã đạt tiêu chí Giao thông, chiếm tỷ lệ 42,7% (tăng 19,5% so với năm 2015, tăng 40,2% so với năm 2010). Tại hội nghị, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Cà Mau nhận định, xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn, kịp thời, hợp lòng dân, tham gia thưc hiện xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của tỉnh ngày càng khởi sắc. "Đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng nông thôn ngày càng được cải thiện và nâng lên, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường và giữ vững. Nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến rõ rệt, đã tạo thành phong trào xây dựng nông thôn mới rộng khắp", ông Sử nhấn mạnh. Cũng theo ông Sử, đến năm 2020, tỉnh Cà Mau phấn đấu có từ 1 đơn vị cấp huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới và có 3 huyện đạt từ 6 tiêu chí trở lên; từ 41 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, từ 5 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 2 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có từ 27 ấp khó khăn đạt chuẩn nông thôn mơi. Gia Minh Nguồn https://www.baogiaothong.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/avdw4zdl.wav | | Cà Mau: Thu nhập tăng 2 lần nhờ một phần nông thôn mới | Tin tức Cà Mau | Tin | | Cà Mau: Thu nhập tăng 2 lần nhờ một phần nông thôn mới | /PublishingImages/2019-10/Cà Mau Thu nhập tăng 2 lần nhờ một phần_1_Key_16102019092911.jpg | Cà Mau lấy việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho dân làm nội dung cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Ngày 8-10, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020.
| 10/9/2019 8:00 AM | No | Đã ban hành | | 
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phát biểu tại buổi tổng kết sáng nay. Ảnh: CTV Theo Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Cà Mau, trong 10 năm thực hiện xây dựng NTM, bình quân đạt 13,65 tiêu chí/xã, tăng gấp bốn lần so với thời điểm xuất phát (năm 2010). Hiện tỉnh có 30/82 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỉ lệ 36,6%. Đến nay, tổng nguồn lực đầu tư cho chương trình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2019 là gần 6.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách các cấp hơn 3.000 tỉ; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã hơn 440 tỉ; vốn tín dụng gần 770 tỉ; vốn dân góp hơn 1.650 tỉ đồng. Kết quả thực hiện phong trào xây dựng NTM bước đầu đã tác động đến việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Diện mạo nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố; thu nhập và việc làm của nhân dân được nâng cao; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ... Theo UBND tỉnh Cà Mau, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung cốt lõi được tỉnh đặc biệt quan tâm và đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 42 triệu đồng/người/năm, tăng gấp hai lần so với năm 2010, trong đó khu vực nông thôn đạt 29 triệu đồng/người/năm (tăng 2,2 lần so với năm 2010). Đến năm 2020, tỉnh Cà Mau phấn đấu có từ một đơn vị cấp huyện trở lên đạt chuẩn NTM và có ba huyện đạt từ sáu tiêu chí trở lên. Sẽ có từ 41 xã trở lên đạt chuẩn NTM, từ năm xã trở lên đạt chuẩn NTM nâng cao; hai xã trở lên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu... Trần Vũ Nguồn https://plo.vn | False | http://quantri.thuvien.camau.gov.vn/MSTextToSpeech/vi-VN/mfqvrwcq.wav |
|